Giáo Dục

Tp.HCM: Đảm bảo phòng dịch tại trường học khi học trực tiếp

17:48 13/02/2022

Khi tổ chức học trực tiếp từ ngày 14/2, các trường tiểu học, lớp mầm non phải tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.

Ngày 11/2, Sở Giáo dục & Đào tạo Tp.HCM tổ chức họp giao ban với các đơn vị trực thuộc về công tác chuẩn bị cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và lớp 6 quay lại trường học trực tiếp theo chỉ đạo của UBND Tp.HCM từ ngày 14/2.

Đại diện Phòng GD&ĐT địa phương như quận 3, huyện Củ Chi cho biết, đã thành lập các đoàn kiểm tra để đánh giá công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên,…tại các trường học, cơ sở mầm non trên địa bàn.

Tại buổi họp, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp: “Các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp sau thời gian trưng dụng phòng chống dịch đã được sửa chữa lại, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh. Trong công tác chuẩn bị, Phòng đã hướng dẫn các trường, khi tổ chức họp phụ huynh để chuẩn bị dạy học trực tiếp thì các phụ huynh đưa học sinh lớp 1 và lớp 6 đến trường để làm quen trường lớp”.

Bên cạnh đó, đại diện Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp bày tỏ băn khoăn khi định nghĩa về các trường hợp F0, F1 từ Bộ Y tế đã thay đổi. Như vậy, các hướng dẫn phòng chống dịch trong trường học khi phát hiện ca nhiễm bệnh Covid-19 sẽ được thực hiện như thế nào?

“Việc bố trí phòng dự trữ là vấn đề khi đồng loạt học sinh đi học trở lại thì cơ sở vật chất khó đáp ứng được. Hay quy định di chuyển 1 chiều cũng là sự lo lắng của một số trường mà cơ sở vật chất hạn chế”, ông Thanh nói.

Giáo dục - Tp.HCM: Đảm bảo phòng dịch tại trường học khi học trực tiếp

Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tp.HCM yêu cầu các trường học, cơ sở mầm non khi tổ chức dạy học trực tiếp từ 14/2 phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Phát biểu chỉ đạo, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tp.HCM cho biết: “Các trường học, các đơn vị quản lý cần xây dựng và diễn tập các tình huống phòng chống dịch theo quy định, hướng dẫn của ngành y tế để không bị động, bất ngờ”.

Nguyên tắc được lãnh đạo Sở GD&ĐT Tp.HCM quán triệt đến các đơn vị trực thuộc là đảm bảo an toàn cho học sinh, đội ngũ cán bộ, công nhân viên khi thực hiện dạy học trực tiếp.

Theo đó, việc xác định các trường hợp F0 hay F1 là nhiệm vụ của ngành y tế nên các cơ sở giáo dục có trách nhiệm phối hợp tốt nhất để khoanh vùng, xử lý kịp thời, đúng quy định.

“Công tác phòng chống dịch phải đúng quy định, gắn với thực tế tại cơ sở. Việc bố trí phòng dự trữ là cần thiết để xử lý theo quy trình đối với trường hợp F0. Nếu không đủ phòng học, các trường có thể linh động sử dụng phòng chức năng, hội trường,…”, ông Dũng đề nghị.

Trước đó, trong buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế Tp.HCM chiều 10/2, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng Phòng Chính trị – Tư tưởng, Sở GD&ĐT Tp.HCM cho biết, đến nay, ngành giáo dục đang tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 7-12. Hiện, công tác tổ chức dạy học trực tiếp đã ổn định, không gián đoạn. Từ ngày 7 đến 9/2, Sở ghi nhận 5 trường hợp F0 tại trường và đều được xử lý đúng quy trình.

Với bậc tiểu học và học sinh lớp 6, các cơ sở giáo dục đang chuẩn bị rốt ráo công đoạn cuối để ngày 14/2 đón học sinh đến trường. Những cơ sở giáo dục từng được trưng dụng làm nơi phòng, chống dịch đều đã có thể mở cửa, đón học sinh vào 14/2. Từ ngày 1/3, tùy theo điều kiện, ngành giáo dục mở rộng cho đối tượng trẻ em khác đến trường.

Về việc thiếu giáo viên mầm non, ông Trọng cho biết: “Trước Tết có tình trạng này. Hiện, tất cả cơ sở giáo dục mầm non công lập đảm bảo 100% trẻ đến trường được chăm lo. Trường ngoài công lập có tình trạng thiếu giáo viên bảo mẫu cục bộ do người lao động về quê sau dịch. Tuy nhiên, với số phụ huynh đăng ký cho trẻ đến trường từ 14/2 thì cơ sở giáo dục hoàn toàn đáp ứng được”.

Ngoài ra, số phụ huynh, học sinh đồng thuận và đăng ký cho trẻ đến trường tại Tp.HCM từ 14/2 ở khối tiểu học là 80-85%, khối mầm non là 60-80%.

Tin liên quan

Tuyển sinh bổ sung, dù lấy điểm khá thấp có ngành vẫn “trắng” thí sinh

Đến thời điểm này, nhiều ngành học/trường học vẫn đang chật vật tuyển sinh. Theo báo Sức khỏe & Đời sống, năm nay kết thúc xét tuyển đại học đợt 1 Trường ĐH Nông Lâm (ĐH Thái Nguyên), tình trạng cũng không khả quan hơn. Đại diện nhà trường cho biết, dù nhà trường đã […]

Nhiều địa phương miễn, giảm học phí cho học sinh năm học 2023 – 2024

Năm học mới 2023-2024, nhiều tỉnh thành đã lên kế hoạch miễn, giảm học phí cho học sinh các cấp học. Theo VTC, năm nay, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng dự chi hơn 400 tỷ đồng ngân sách địa phương để miễn học phí cho toàn bộ học sinh đang học tại […]

Học sinh phải được giáo dục phòng cháy từ trong nhà trường

Học sinh cần được trang bị những kiến thức cơ bản từ trong nhà trường để có thể tự bảo vệ bản thân trong những tình huống khẩn cấp. Đến nay, ngoài những môn học bắt buộc, việc trang bị, hướng dẫn các kỹ năng liên quan đến phòng chống tai nạn thương tích, ứng […]

Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng giảng dạy Chương trình GDPT 2018

Việc tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi chuyên môn sẽ giúp thầy cô tự tin và nắm rõ hơn yêu cầu cần đạt của mỗi bài giảng. Năm học 2023-2024, khối 4 sẽ chính thức sử dụng nội dung Chương trình GDPT 2018 trong công tác dạy và học. Nhằm hỗ trợ kịp […]

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Sẽ tiếp tục duy trì việc thi trên giấy

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT vẫn sẽ là cơ quan xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi. Tại hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT 2023, triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT 2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức […]

Bộ GD&ĐT: Còn nhiều khó khăn trong công tác ra đề thi tốt nghiệp THPT

Đối với kỳ thi năm 2023, một số môn thi chưa khai thác ngữ liệu sách giáo khoa chặt chẽ khiến việc đặt câu hỏi gây nhầm lẫn cho thí sinh. Sáng nay (20/9), Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT 2023, triển khai công tác thi tốt […]