Tài Chính - Ngân Hàng

Rủi ro cao vì bất động sản, Techcombank bị hạ xếp hạng tín nhiệm

15:44 22/03/2023

Theo Moody’s, áp lực ngành bất động sản phải đối mặt sẽ tác động tiêu cực đến sức mạnh tín dụng độc lập của Techcombank, nên đã hạ xếp hạng của ngân hàng xuống Ba3.

Thay đổi triển vọng thành tiêu cực đối với Techcombank

Ngày 22/3, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa cập nhật hạ bậc xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (HoSE: TCB) trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường Việt Nam.

Theo đó, xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngoại tệ LT (FC) và nội tệ (LC) của Techcombank được Moody’s cập nhật từ Ba2 sang Ba3, do những biến động gần đây trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Tổ chức này cũng điều chỉnh mức độ đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) từ Ba2 xuống Ba3; xếp hạng rủi ro đối tác tiền gửi ngoại tệ và nội tệ dài hạn (CRR) của ngân hàng cũng được cập nhật từ Ba1 thành Ba2 và đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CR) của ngân hàng thành Ba2(cr) từ Ba1(cr).

Đồng thời, Moody’s cũng đã thay đổi triển vọng thành tiêu cực từ mức ổn định đối với xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngoại tệ và nội tệ dài hạn của Techcombank.

Trước đó, trong đánh giá hồi tháng 9/2022, Techcombank có cùng mức xếp hạng quốc gia, và là ngân hàng Việt Nam duy nhất có mức BCA ở được xếp hạng Ba2.

Chất lượng tài sản Techcombank xấu đi do tập trung vào BĐS

Về cơ sở của việc hạ xếp hạng này, Moody’s cho biết, việc hạ xếp hạng và đánh giá của Techcombank phản ánh kỳ vọng của Moody’s rằng áp lực mà ngành bất động sản Việt Nam phải đối mặt sẽ tác động tiêu cực đến sức mạnh tín dụng độc lập của Techcombank, do ngân hàng có mức độ rủi ro cao đối với lĩnh vực này.

Việc hạ cấp không liên quan đến các sự cố và thất bại gần đây của ngân hàng Hoa Kỳ và Credit Suisse.

“Tính đến cuối tháng 12/2022, các khoản cho vay lĩnh vực bất động sản và xây dựng chiếm 29% tổng dư nợ cho vay của Techcombank. Ngân hàng cũng đã tiếp xúc với các lĩnh vực dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp”, báo cáo của Moody’s nêu.

Tổng số trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữ bằng 6% tổng tài sản của Techcombank vào cùng thời điểm. Một số khoản đầu tư lớn của ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản có quy mô đáng kể so với vốn chủ sở hữu và có thể gây biến động cho khả năng sinh lời và vốn nếu các khoản đầu tư này trở thành tài sản có vấn đề.

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm này, tình trạng vỡ nợ của các công ty bất động sản ở Việt Nam đã gia tăng kể từ năm 2022 do các quy định chặt chẽ hơn xung quanh việc phát hành trái phiếu, bên cạnh việc bắt giữ các chủ sở hữu và giám đốc điều hành doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng do chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ.

Tài chính - Ngân hàng - Rủi ro cao vì bất động sản, Techcombank bị hạ xếp hạng tín nhiệm

Theo thống kê tại Báo cáo tài chính năm 2022 của các ngân hàng, Techcombank cũng là nhà băng có tỉ lệ cho vay bất động sản cao nhất.

Doanh số bán bất động sản cũng yếu đi vì lãi suất tăng đã làm giảm khả năng chi trả tín dụng của người đi vay. Những yếu tố này đã làm suy yếu khả năng trả nợ của các nhà phát triển bất động sản, đặc biệt là những công ty có đòn bẩy cao với một lượng lớn trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 và 2024. Do đó, chất lượng tài sản của Techcombank có thể xấu đi do tập trung vào lĩnh vực này.

“Nguồn vốn và thanh khoản của Techcombank là đủ trong môi trường hiện tại nhưng ngân hàng cũng dễ bị tổn thương trước những cú sốc niềm tin như các ngân hàng Việt Nam khác”, Moody’s khẳng định.

Triển vọng tiêu cực phản ánh sự không chắc chắn xung quanh lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam sẽ hoạt động như thế nào và do đó sức mạnh tín dụng độc lập của Techcombank sẽ có nguy cơ áp lực nữa nếu tình trạng căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp diễn.

Đại diện Techcombank cho hay: “Moody’s đã phản ánh những thách thức và biến động của thị trường vào xếp hạng mới. Chúng tôi tin rằng các thế mạnh cơ bản của Techcombank sẽ cho phép ngân hàng tiếp tục vượt trội so với các tiêu chuẩn ngành trong trung hạn, đặc biệt là về sức mạnh của cơ sở vốn, vị thế thanh khoản và phí ròng, tỉ lệ thu nhập (NFI) trên tổng thu nhập hoạt động (TOI)”.

Theo cập nhật từ kết quả kinh doanh toàn ngành ngân hàng năm 2022, Techcombank hiện đứng đầu về chỉ số an toàn vốn ở mức 15,2%, gấp khoảng 2 lần so với yêu cầu tối thiểu 8% của Basel II. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hoạt động an toàn và quản trị rủi ro của các ngân hàng.

Tỉ lệ cho vay trên huy động (LDR) là một chỉ tiêu an toàn khác hiện được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ theo Thông tư 22, ở mức tối đa 85% đối với tất cả các ngân hàng thương mại thành viên. Trong 5 quý liên tiếp gần đây, Techcombank luôn duy trì LDR ở tỉ lệ từ 75% – 78%, và tại thời điểm cuối năm 2022 là 76,6%.

Theo : Báo Người đưa tin

Link Nguồn : https://www.nguoiduatin.vn/rui-ro-cao-vi-bat-dong-san-techcombank-bi-ha-xep-hang-tin-nhiem-a599185.html

Tin liên quan

TVSI tiếp tục bị phạt

Mới đây, UBCKNN đã quyết định đặt Chứng khoán Tân Việt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do báo cáo tỉ lệ an toàn tài chính không được kiểm toán. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số về việc xử phạt vi phạm hành chính đối […]

Cổ phiếu lớn chèn ép, nhóm vốn hóa nhỏ vẫn tăng mạnh

Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá nhỏ tăng kịch biên độ nhưng bị cản từ nhóm vốn hoá lớn khiến thị trường không thể tăng mạnh, thanh khoản dồi dào, chủ yếu là lực bán. Tâm điểm thị trường hôm nay tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ, theo đó ngay […]

Vietcombank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 55.000 tỷ đồng

Sau tăng vốn thành công, dự kiến quy mô vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ 47.325,1 tỷ đồng lên mức 55.891 tỷ đồng, đứng đầu nhóm Big4 ngân hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa thông báo nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc […]

Lăng kính chứng khoán 31/5: VN-Index đứng trước cơ hội mở rộng đà tăng

Nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỉ trọng danh mục và tận dụng những nhịp rung lắc mạnh để giải ngân thêm đối với những cổ phiếu đã kiểm tra thành công vùng kháng cự. Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ đồng lòng tăng mạnh đã khiến thị trường bảo toàn […]

Cổ phiếu vốn hoá nhỏ vươn mình “cứu” thị trường

Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ đồng lòng tăng mạnh đã khiến thị trường bảo toàn được sắc xanh phút cuối, khối ngoại vẫn bán ròng khá mạnh trên HoSE. Tiếp tục một phiên tăng khá mạnh khi ngay từ những phút mở cửa, VN-Index đã tăng áp sát ngưỡng 1.080 điểm […]

Đà giảm của cổ phiếu Vinamilk

Diễn biến thị trường hồi phục nhưng cổ phiếu VNM vẫn chứng kiến mức giảm liên tục khi nằm trong top cổ phiếu bị bán ròng của khối ngoại và rớt dần vị trí vốn hoá. Thống kê từ Người Đưa Tin cho thấy từ đầu năm đến nay, cổ phiếu VNM của Công ty […]