Giáo Dục

Phát triển giáo dục tư nhân [Bài 1]: Thị trường rộng mở

05:33 15/03/2023

Với dân số đông và có truyền thống hiếu học, Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

LTS: Trong bối cảnh hiện nay, xã hội hóa lĩnh vực giáo dục là một chủ trương lớn và phù hợp với xu thể chung. Với mục tiêu chính là có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân nhằm tạo chuyển biến tốt hơn về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình thực hiện các nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn. Người Đưa Tin xin gửi đến bạn đọc tuyến bài về Phát triển thị trường giáo dục tư nhân tại Việt Nam để làm rõ tiềm năng, cơ hội và những vướng mắc mà doanh nghiệp giáo dục đang gặp phải.

Đa dạng các mô hình đầu tư vào thị trường

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ kế hoạch và Đầu tư), quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. Điều này có nghĩa, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số cơ học tại các thành phố lớn khiến cho các cơ sở giáo dục công lập không thể đáp ứng như cầu của người học, từ đó đòi hỏi cần có nguồn lực tư nhân đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 

Không chỉ có các “ông lớn” như Vingroup, FPT, Nova Group, TH Group, Phenikaa Group, SSG Group, Nguyễn Hoàng thị trường giáo dục tư nhân cũng đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án kinh doanh giáo dục.

Thậm chí mới đây, FPT đã có quyết định điều chỉnh tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng cho Công ty TNHH Giáo dục FPT tăng tổng vốn điều lệ của công ty giáo dục này thành 3.000 tỷ đồng.

Trong khi các ông lớn nêu trên chỉ xem giáo dục là chỉ là “nghề tay trái”, thì cũng có những cái tên như Tập đoàn Nguyễn Hoàng, Tập đoàn Giáo dục EQuest,… là những cái tên đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục.

Trong “cuộc đua” này cũng phải nhắc tới việc trao đổi mua bán của các quy đầu tư như quỹ giáo dục Cognia mua Trường quốc tế Tp.HCM và Trường tiểu học Saigon Pearl, Quỹ North Anglia mua Trường quốc tế Anh quốc, EQT đầu tư vào ILA, IFC đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng Anh có tên Vietnam – USA Society,…

Giáo dục - Phát triển giáo dục tư nhân [Bài 1]: Thị trường rộng mở

Nhiều ông lớn rẽ hướng sang đầu tư cho giáo dục.

Tuy nhiên, ngoài đầu tư vào giáo dục truyền thống, mô hình EdTech hay còn được gọi là công nghệ giáo dục là quá trình chuyển đổi việc dạy và học truyền thống sang dạng kỹ thuật số, ví dụ như học online cũng đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong lĩnh vực này không thể không nhắc đến những cái tên như HOCMAI, Kiến Guru, Elsa, Vuihoc.vn,…

Về tiềm năng thị trường này, theo ông Nguyễn Trí Hiển, Đồng Trưởng làng Công nghệ Giáo dục TECHFEST. hiện nay thị trường EdTech Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển thứ 5 của thị trường.

“Về độ lớn, thị trường giáo dục công nghệ toàn cầu khoảng tầm 300 tỷ USD, riêng thị trường Việt Nam khoảng tầm 3-4 tỷ USD và là thị trường tương nhiều dung lượng để khai thác”, ông Hiển phân tích.

Tỉ lệ thị trường giáo dục toàn cầu khoảng tầm 7 nghìn tỷ USD trong khi thị trường công nghệ giáo dục khoảng tầm 300 tỷ USD, phần trăm của công nghệ giáo dục đang rất bé so với thị trường giáo dục toàn cầu. Con số này có thể thấy được tiềm năng của thị trường.

Đối với Việt Nam thuộc nhóm dân số vàng trên internet, đứng thứ 15 trên toàn thế giới. Mức độ chi trả của các hộ gia đình cho giáo dục ở mức độ cao, khoảng tầm 35-40% ngân sách cho gia đình dành cho giáo dục. Đặc biệt, tỉ lệ người học khi tham gia và ở lại học tập vào các chương trình giáo dục công nghệ tương đối cao.

Giáo dục - Phát triển giáo dục tư nhân [Bài 1]: Thị trường rộng mở (Hình 2).

Ông Nguyễn Trí Hiển, Đồng Trưởng làng Công nghệ Giáo dục TECHFEST (Ảnh: Hữu Thắng).

Người đầu tư giáo dục phải có giá trị cốt lõi

Là người trực tiếp tham gia vào thị trường, đánh giá về bức tranh giáo dục tư nhân ở Việt Nam, theo bà Phạm Lan Phương, CoFounder của Hệ thống mầm non Phần Lan (FIS) cho rằng thị trường giáo dục tư nhân ở Việt Nam đang rất phát triển, có rất nhiều thương hiệu mới, nhiều phương pháp dạy học đa dạng được áp dụng.

“Càng ngày phụ huynh càng quan tâm đến việc đầu tư về giáo dục cho con ngay từ độ tuổi mầm non. Tuy nhiên về vấn đề lợi nhuận, nếu thực sự làm chuẩn chỉnh thì việc đem lại lợi nhuận với ngành nghề này là không cao. Tỉ suất lợi nhuận cũng như thời gian thu hồi vốn của giáo dục sẽ chậm hơn và yêu cầu sự kiên trì, có tâm hơn so với các ngành nghề khác”, bà Phương đánh giá.

Giáo dục - Phát triển giáo dục tư nhân [Bài 1]: Thị trường rộng mở (Hình 3).

Bà Phạm Lan Phương, CoFounder của Hệ thống mầm non Phần Lan cho rằng phải chú trọng đến giá trị cốt lõi khi đầu tư giáo dục (Ảnh: NVCC).

Ngoài ra, việc trên thị trường có hàng trăm trường tư thục được đứng sau bởi các tập đoàn cũng khiến mỗi doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu điều quan trong phải những giá trị cốt lõi đúng với mong muốn của người học. Thương hiệu ở đây là việc xây một chương trình giáo dục tốt, phù hợp, chú trọng tính cá nhân hoá và kết quả trên từng trẻ, cùng với đó là cần có đội ngũ giáo viên tâm huyết và chuyên môn tốt từ đó mới tạo nên một doanh nghiệp làm giáo dục đúng nghĩa.

Tuy nhiên, theo Bà Phương, giáo dục tư nhân hiện nay cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến hiện trạng thiếu giáo viên. Bên cạnh đó, việc phụ huynh quan tâm đến giáo dục tư nhân cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu của họ cũng sẽ cao, vì vậy các cơ sở cần phải chú trọng đầu tư và đáp ứng những điều đó.

Cung không đủ cầu

Chính vì khó khăn lớn vậy nên theo TS.Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định (Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng) thì nhu cầu thị trường giáo dục lớn nhưng nguồn cung vẫn không đáp ứng đủ. Đối với nhu cầu thị trường, một năm chúng ta có khoảng hơn 1 triệu học sinh cấp 3 tốt nghiệp nhưng trong đó mới chỉ có 800 nghìn sinh viên đăng ký học đại học, và 550 nghìn được học đại học và cao đẳng và gần như 300 nghìn còn lại rẽ ngang và đi làm những việc khác.

“Bản chất ngành giáo dục của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu học tập kể cả công và tư. Bên cạnh đó với nghị quyết xã hội hoá giáo dục của nước ta vẫn chưa đạt được như kỳ vọng”, thầy Ngô Minh Hải bày tỏ.

Lý giải việc cầu lớn nhưng cung vẫn không đáp ứng đủ là bởi với cách làm hiện tại, giáo dục có ba mảng: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ công đồng. Nhưng thầy Hải cho rằng: “Mảng nghiên cứu khoa học hiện nay chưa rõ và chưa có giá trị thực sự, chưa có tác động như kỳ vọng và phục vụ cộng đồng, cũng như chưa đáp ưng nhu cầu thực tiễn.

Cùng với đó, các mô hình của trường đại học hiện nay là những người làm chuyên môn lại đi làm lãnh đạo điều này theo chuyên gia là còn khá cứng nhắc và chậm, rất cần thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường”.

Giáo dục - Phát triển giáo dục tư nhân [Bài 1]: Thị trường rộng mở (Hình 4).

Cần có những chính sách phù hợp để thu hút doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục (Ảnh: Hữu Thắng).

Đưa ra ví dụ ngược lại, thầy Ngô Minh Hải cho biết: “Các trường đại học lớn và thành công luôn có một hệ sinh thái kết nối giáo dục đào tạo và việc làm. Ngoài ra họ luôn là trường mà được thu hút và đỡ đầu bởi tập đoàn.

Nên khi có đầu tư, khi được đưa quản trị chuyên nghiệp vào thì chúng ta có thể thấy trong thời gian ngắn các trường tư nhân đều thành công như các trường Hồng Bàng Hoa Sen, Duy Tân,…”.

Vì vậy, để đáp ứng được thị trường hiện nay, cần có những cách làm phù hợp, tránh áp đặt, chủ quan theo lối cũ.

Theo ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ với Người Đưa Tin rằng các loại hình ngoài công lập hiện nay đang phát triển rất tốt, tham gia chia sẻ gánh nặng cho xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

“Trước kia các trường công lập là chủ yếu, ngoài công lập rất ít. Nhưng bây giờ tỉ lệ trường ngoài công lập nhiều hơn và ngày càng phát triển. Chứng minh cho xã hội hiểu giáo dục ngoài công lập đang đảm đương vai trò của mình rất tốt, có đóng góp lớn”, đại biểu cho biết.

Tuy nhiên, ông Lê Minh Tiến cho rằng dù trong hay ngoài công lập luôn có sự quản lý của Nhà nước, cần có sự thanh tra kiểm tra, giám sát theo dõi có đúng chương trình giáo dục có đúng đường, đúng hướng đề ra là đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Theo : Báo Người đưa tin

Link Nguồn : https://www.nguoiduatin.vn/phat-trien-giao-duc-tu-nhan-bai-1-thi-truong-rong-mo-a593662.html

Tin liên quan

Dự thảo thi THPT 2025: Vẫn lối mòn kiểm tra kiến thức thay vì tư duy?

Với dự thảo thi THPT 2025, học sinh vẫn phải thi từng môn trong khi xu hướng hiện nay là thi đánh giá năng lực, kỹ năng, kiến thức thông qua các bài thi tổ hợp. Bộ GD&ĐT đang trong quá trình lấy ý kiến xã hội đối với dự thảo phương án tổ chức […]

Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?

Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm “đón đầu” thị trường lao động. Thêm nhiều ngành học mới hướng đến công nghệ, kinh tế số Năm 2023, nhiều trường đại học mở ngành mới dựa trên […]

Tuyển sinh 2023: Hình thức làm bài thi ở các kỳ thi riêng

Năm nay có tám kỳ thi tuyển sinh riêng, theo thống kê từ công bố kế hoạch, phương án tuyển sinh dự kiến của các đại học, trường đại học năm 2023. Các kỳ thi riêng năm 2023 có hai hình thức: thi trên máy tính và thi trên giấy Theo GS Nguyễn Tiến Thảo, […]

Kỳ lạ bé gái mới hơn 2 tuổi đọc sách thành thạo, biết cả ngoại ngữ

Câu chuyện bé gái chưa tròn 3 tuổi đã có thể đọc sách báo, đếm số, thậm chí dịch tiếng Việt sang tiếng Anh đang thu hút sự chú ý của dư luận. Bé Kim Thiên Mỹ (sinh năm 2020) là con gái của chị Nguyễn Ngọc Giàu (28 tuổi) và anh Kim Chí Thanh […]

Tp.HCM: Không tổ chức cho học sinh tiểu học trải nghiệm ở ngoại thành

Mới đây, Sở GD&ĐT Tp.HCM có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, đề nghị không tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học vượt ngoài phạm vi Thành phố này. Ngày 21/3, Sở GD&ĐT Tp.HCM vừa có Văn bản số 1179 do ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở […]

Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc: Tránh biến việc học chỉ để đi thi

Nếu Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc vào năm 2025, các trường THPT cần quan tâm hơn, tránh lối mòn trong việc học và dạy. Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến xã hội phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Dự kiến từ năm 2025, Lịch […]