Phát triển công nghệ “không cháy” cho pin lithium-ion
Theo dõi MTĐT trên
Trước thực tế có nhiều vụ cháy nổ pin lithium-ion gây hậu quả nghiêm trọng, các nhà khoa học đang bắt tay phát triển một công nghệ mới an toàn hơn cho pin lithium-ion được gọi là “công nghệ không cháy”.
Lý do là bởi Pin lithium-ion có thể rất dễ bắt lửa, thường là khi bị hỏng hoặc khi quá nóng do quá tải, gây ra các phản ứng hóa học trong một quá trình gọi là sự thoát nhiệt.
Pin lithium-ion (pin lithium) là loại pin đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử và điện tử cầm tay, cũng như trong các phương tiện điện. Điều này bởi vì pin lithium có mật độ lưu trữ năng lượng cao, khả năng sạc nhanh và giá thành ngày càng rẻ. Nhưng những nguy cơ cháy nổ các thiết bị sử dụng Pin lithium đang làm nhiều người lo ngại.
Technologyreview đưa tin, Form Energy – một trong những công ty đi đầu trong việc chế tạo pin thay thế cho lưới điện. Thay vì phải sử dụng dung môi hữu cơ như ethylene cacbonat trong pin lithium-ion để sạc điện, Form Energy sử dụng sắt và nước.
Loại pin này hoạt động theo chu kỳ làm rỉ sắt: khi được sạc điện, các tấm oxit sắt trong module sẽ điện phân thành sắt kim loại, và khi cần sản sinh ra điện năng, oxy sẽ được đưa vào module, biến sắt kim loại thành dạng oxit và xả điện ra ngoài. Họ tự hào về sự an toàn của loại pin này vì hệ thống này “không có nguy cơ thoát nhiệt”.

Eos Energy cũng đang chế tạo pin bằng chất điện phân gốc nước, sử dụng kẽm làm thành phần cực âm chính. Khi được hỏi những lợi ích hàng đầu đối vớiloại pin mới này là gì, Francis Richey – Phó Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Eos Energy cho biết: “Điều số một là nó an toàn. Đó là một công nghệ không cháy.”
Theo các nhà nghiên cứu, để đưa loại pin lithium-ion nước vào đời sống còn nhiều thách thức, song trên hết vì sự an toàn mà nó có nhiều khả năng phát triển trong tương lai.
Theo đại diện Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy, đám cháy của pin lithium thông thường không cần oxy mà xuất phát từ các phản ứng hóa học bên trong viên pin. Thậm chí, nếu người dân dùng nước để chữa cháy thì nước gặp nhiệt độ cao biến thành hydro lại gây nổ. Hiện nay chỉ có một vài sản phẩm của nước ngoài như bình chữa cháy gốc nước dùng công nghệ bọc phân tử mới có thể làm giảm thật nhanh nhiệt độ để dập tắt. Tuy nhiên, loại bình này chưa phổ biến, giá thành cao gấp nhiều lần các loại bình thông dụng.
Như vậy có thể hiểu nếu phương tiện, thiết bị sử dụng pin lithium thông thường bốc cháy, việc dập tắt đám cháy bằng nước và bình cứu hỏa thông thường là không thể.