Tin Khoa Học

Mùa xuân có thể tới sớm hơn 10 ngày trước năm 2100 vì nhiệt độ Trái đất tăng

09:05 25/02/2022

Một nghiên cứu của Đại học Bang Ohio (Mỹ) cho biết, sự sụt giảm tổng số ngày mưa đang khiến thực vật ra hoa sớm hơn ở các vùng khí hậu phía Bắc, mùa xuân đang đến sớm hơn so với dự kiến.

Có hai lý do chính khiến lượng mưa giảm dẫn đến mùa xuân đến sớm hơn. Thứ nhất, cây cối và thực vật nhận được nhiều bức xạ mặt trời hơn trong năm khi số ngày mưa ít hơn, kích thích sự phát triển của lá. Thứ hai ít ngày có mây hơn cũng có nghĩa là nhiệt độ ban ngày cao hơn và có nhiều ánh sáng mặt trời hơn làm sưởi ấm mặt đất và bầu khí quyển. Nhiệt độ ban đêm sau đó lạnh đi nhanh chóng và không có mây để giữ nhiệt.

Nếu mùa xuân bắt đầu sớm hơn, nó có thể gây ra hiệu ứng domino và tác động tới toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm cả các động vật hoang dã khác. Giáo sư Ulf Buntgen, một nhà nghiên cứu đến từ Khoa Địa lý của Đại học Cambridge và không tham gia vào nghiên cứu chia sẻ: “Khi cây ra hoa quá sớm, sương giá muộn có thể giết chết chúng. Nhưng rủi ro còn lớn hơn khi nó làm thay đổi hệ sinh thái”.

Thực vật, côn trùng, chim và các động vật hoang dã khác đã cùng nhau phát triển và tạo ra sự đồng bộ trong cả giai đoạn phát triển của chúng. Một loại cây nào đó ra hoa sẽ thu hút một loại côn trùng cụ thể, thu hút một loại chim cụ thể… Nhưng nếu một loài phản ứng nhanh hơn những loài khác, nguy cơ thiếu sự đồng bộ có thể khiến các loài gặp khủng hoảng nếu chúng không kịp thích ứng đủ nhanh.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ở Bắc bán cầu, mùa xuân thường đến vào khoảng cuối tháng 3 nhưng nó có thể đến sớm hơn 10 ngày vào năm 2100. Với lượng mưa hiện tại, lá non sẽ mọc sớm hơn 1 đến 2 ngày trong mỗi thập kỷ. Dù chỉ là 1 đến 2 ngày trong 10 năm, xong việc mùa xuân đến sớm xem ra lại là một điều nguy hiểm cho hệ sinh thái trong tương lai.

Tin liên quan

Trung Quốc: Lập kỷ lục khử mặn nước bằng năng lượng Mặt Trời

Trung Quốc: Lập kỷ lục khử mặn nước bằng năng lượng Mặt Trời MTĐT –  Thứ sáu, 29/09/2023 08:43 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Nghiên cứu vừa được công bố trong một bài báo trên Tạp chí Nature cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc đã lập kỷ lục khử mặn nước thông qua quá […]

Đêm Trung thu 2023 với “màn trình diễn” ấn tượng của các hành tinh

Đêm Trung thu 2023 với “màn trình diễn” ấn tượng của các hành tinh Tú Anh –  Thứ sáu, 29/09/2023 09:41 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Đêm nay, đêm Trung thu chúng ta sẽ chứng kiến một hiện tượng thiên văn đầy ấn tượng: Siêu trăng cuối cùng của năm 2023 và màn “trình diễn” của […]

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) Hà Vy –  Thứ sáu, 29/09/2023 11:36 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Ngày 29/9 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về Dự thảo […]

Tầm quan trọng của AI trước các thách thức cấp bách từ biến đổi khí hậu

Tầm quan trọng của AI trước các thách thức cấp bách từ biến đổi khí hậu MTĐT –  Thứ sáu, 29/09/2023 12:35 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Trong bối cảnh đồng hồ khí hậu cảnh báo nhân loại rằng thời gian đang cạn dần, một số tổ chức đã đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân […]

Uzbekistan: Sét đánh nổ kho pin xe điện làm 164 người thương vong?

Uzbekistan: Sét đánh nổ kho pin xe điện làm 164 người thương vong? Tùng Lâm –  Thứ sáu, 29/09/2023 14:40 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Một vụ nổ khủng khiếp đã xảy ra tại một nhà kho hải quan gần sân bay Tashkent, Uzbekistan vào ngày 28/9 khiến ít nhất 163 người bị thương và một […]

IEA: Nhu cầu nhiên liệu hóa thạch giảm 25% vào năm 2030 để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu

IEA: Nhu cầu nhiên liệu hóa thạch giảm 25% vào năm 2030 để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu MTĐT –  Thứ sáu, 29/09/2023 14:41 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Hôm 26/9, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu toàn cầu về dầu, khí đốt tự nhiên và than đá […]