Giáo Dục

Mở cửa trường học còn nhiều khó khăn

05:17 27/02/2022

Việc học sinh ở nhà kéo dài gây ra những hệ lụy rất lớn, vì vậy cần sớm có những giải pháp thống nhât vấn đề học trực tiếp.

Hôm nay (25/2), tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện nghị quyết số 30/2021/QH15 tổ chức cuộc họp chuyên đề về việc mở cửa trường học, bảo vệ sức khỏe học sinh và giáo viên trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tại phiên họp, ý kiến các nhà quản lý, đại diện giáo viên, các chuyên gia đều cho rằng việc mở cửa trường học, đưa học sinh đi học trở lại là hết sức cần thiết.

Khẩn trương cho học sinh đi học

Các ý kiến đều nhấn mạnh, phải tìm mọi cách tốt nhất để học sinh đến trường càng sớm càng tốt. Phải truyền thông, tuyên truyền để cha mẹ học sinh phân định rõ giữa lợi ích và rủi ro khi học sinh đi học trực tiếp trở lại.

Các chuyên gia y tế nhận định, việc để học sinh nghỉ học kéo dài ở nhà gây nên những hệ lụy rất lớn, nhất là đối với lứa tuổi các em học sinh mầm non, tiểu học. Cùng với đó, ở nhà chưa chắc nguy cơ lây nhiễm Covid-19 đã thấp hơn.

Nếu nhà trường, cơ sở giáo dục thực hiện phòng, chống dịch bệnh tốt thì nguy cơ lây nhiễm tại trường học rất hạn chế. Thực tế ghi nhận ở Hà Nội cho thấy, số ca F0, F1 phát hiện trong trường học những ngày vừa qua đa số đều phát hiện có yếu tố dịch tễ lây nhiễm từ gia đình.

Giáo dục - Mở cửa trường học còn nhiều khó khăn

Phiên họp nhằm đưa ra giải pháp sớm thống nhất phương án cho học sinh đi học

Báo cáo tại phiên làm việc của tổ công tác, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tránh đứt gẫy các hoạt động giáo dục, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục.

Thứ trưởng nhấn mạnh một lần nữa quan điểm của Bộ GD&ĐT là “kiên quyết, khẩn trương và chu đáo” để đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học tập trực tiếp an toàn trong thời gian sớm nhất.

Để đảm bảo chất lượng học tập được tốt nhất khi học sinh quay trở lại trường học trong một thời gian dài nghỉ để phòng, chống dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục đảm bảo tâm lý cho các em học sinh khi đến trường.

Thầy, cô giáo có ứng xử phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất việc sang chấn tâm lý khi học sinh đến trường học trực tiếp. Nhất là hiện nay, theo khảo sát tại một số trường đại học xuất hiện tâm lý ngại đến trường học trực tiếp của một bộ phận sinh viên.

Tuy nhiên, việc mở cửa trường học trở lại cũng gặp một số khó khăn như số F0 là giáo viên, học sinh, sinh viên tiếp tục có diễn biến phức tạp. Một số địa phương có quan điểm khác nhau trong phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục.

Đặc biệt là một bộ phận phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con em đi học trở lại trực tiếp, nhất là đối với học sinh mầm non và tiểu học (đối tượng chưa được tiêm vắc-xin).

Cùng với đó, nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nghiệm công tác phòng, chống dịch. Kinh phí cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sờ giáo dục và vệ sinh sinh khử khuẩn còn thiếu.

Giáo dục - Mở cửa trường học còn nhiều khó khăn (Hình 2).

Cần thống nhất các quy định về xác định F0,F1

Đồng nhất quy định xác định F0,F1

Trước khó khăn do không đồng nhất trong việc xác định F0, F1và các biện pháp cách ly, thời gian cách ly, Bộ GD&ĐT, quản lý các trường phổ thông, đại học  và các chuyên gia y tế kiến nghị với Bộ Y tế chuẩn lại cách phân loại F0, F1 theo tình hình thực tế hiện nay khi vắc xin đã phủ rộng để ổn định tâm lý xã hội.

Ghi nhận những nỗ lực của ngành giáo dục trong việc duy trì dạy và học trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh việc mở cửa trường học cần được chuẩn bị, tổ chức tiến hành một cách an toàn, đảm bảo yêu cầu phòng dịch.

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá, công tác đưa học sinh quay trở lại trường còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh phức tạp, nhưng đây là chủ trương đúng đắn và thể hiện quyết tâm cao của ngành giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

Trong thời gian đi học lại trực tiếp vừa qua, xuất hiện một số khó khăn, bất cập, tuy nhiên, không vì thế mà làm gián đoạn quá trình mở cửa lại trường học.

Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế cần tiếp tục phối hợp để có hướng dẫn đảm bảo an toàn trường học khi học sinh, sinh viên quay trở lại học tập trực tiếp, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Đặc biệt, Bộ Y tế cần nghiên cứu, thống nhất lại cách định danh các trường hợp F0, F1, cũng như thời gian cách ly các đối tượng nguy cơ cao cho phù hợp với điều kiện thực tế diễn biến dịch bệnh hiện nay.

Mục tiêu là làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh, nhưng phải đảm bảo với tình hình thực tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đề nghị cần phải đẩy mạnh các hình thức thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh và toàn xã hội để thời gian tới thực hiện tiêm vắc-xin Covid-19 cho đối tượng học sinh từ 5-11 tuổi.

 

Tin liên quan

Dự thảo thi THPT 2025: Vẫn lối mòn kiểm tra kiến thức thay vì tư duy?

Với dự thảo thi THPT 2025, học sinh vẫn phải thi từng môn trong khi xu hướng hiện nay là thi đánh giá năng lực, kỹ năng, kiến thức thông qua các bài thi tổ hợp. Bộ GD&ĐT đang trong quá trình lấy ý kiến xã hội đối với dự thảo phương án tổ chức […]

Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?

Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm “đón đầu” thị trường lao động. Thêm nhiều ngành học mới hướng đến công nghệ, kinh tế số Năm 2023, nhiều trường đại học mở ngành mới dựa trên […]

Tuyển sinh 2023: Hình thức làm bài thi ở các kỳ thi riêng

Năm nay có tám kỳ thi tuyển sinh riêng, theo thống kê từ công bố kế hoạch, phương án tuyển sinh dự kiến của các đại học, trường đại học năm 2023. Các kỳ thi riêng năm 2023 có hai hình thức: thi trên máy tính và thi trên giấy Theo GS Nguyễn Tiến Thảo, […]

Kỳ lạ bé gái mới hơn 2 tuổi đọc sách thành thạo, biết cả ngoại ngữ

Câu chuyện bé gái chưa tròn 3 tuổi đã có thể đọc sách báo, đếm số, thậm chí dịch tiếng Việt sang tiếng Anh đang thu hút sự chú ý của dư luận. Bé Kim Thiên Mỹ (sinh năm 2020) là con gái của chị Nguyễn Ngọc Giàu (28 tuổi) và anh Kim Chí Thanh […]

Tp.HCM: Không tổ chức cho học sinh tiểu học trải nghiệm ở ngoại thành

Mới đây, Sở GD&ĐT Tp.HCM có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, đề nghị không tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học vượt ngoài phạm vi Thành phố này. Ngày 21/3, Sở GD&ĐT Tp.HCM vừa có Văn bản số 1179 do ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở […]

Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc: Tránh biến việc học chỉ để đi thi

Nếu Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc vào năm 2025, các trường THPT cần quan tâm hơn, tránh lối mòn trong việc học và dạy. Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến xã hội phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Dự kiến từ năm 2025, Lịch […]