Hồ Sơ Doanh Nghiệp

Masan chi thêm 110 triệu USD thâu tóm Phúc Long

07:44 10/02/2022

Masan đã chi khoảng 2.500 tỷ đồng để mua thêm 31% cổ phần trong tháng 1/2022 và trở thành công ty mẹ của thương hiệu đồ uống Phúc Long.

Theo thông báo mới đây từ Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), trong tháng 1/2022, Tập đoàn đã tiến hành mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, nâng tỉ lệ sở hữu lên 51%, qua đó nắm quyền chi phối  và hợp nhất kết quả kinh doanh thương hiệu đồ uống này.

Cụ thể, Masan cho biết đã bỏ 110 triệu USD cho 31% cổ phần, tương ứng định giá vốn cổ phần Phúc Long là 355 triệu USD, khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.

Masan lần đầu mua cổ phần Phúc Long vào tháng 5/2021. Khi đó, doanh nghiệp này chi 15 triệu USD, tương đương 340 tỷ đồng để nắm 20% cổ phần Phúc Long. Điều này đồng nghĩa định giá Phúc Long là 75 triệu USD. Tính theo giao dịch mới đây, định giá Phúc Long đã tăng 5 lần sau 8 tháng

Ban lãnh đạo Masan cho biết, từ khi nhận khoản đầu tư đầu tiên, Phúc Long cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược “Point-of-Life” của doanh nghiệp này. Thành công trong việc triển khai ki-ốt Phúc Long trong các cửa hàng WinMart giúp Masan tự tin thí điểm mini-mall – mô hình tích hợp WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm, Techcombank (ngân hàng) và điểm giao dịch Reddi (viễn thông di động) tại một địa điểm.

Bên cạnh các cửa hàng đồ uống được hình thành trước đó, sau khi hợp tác với Masan, Phúc Long triển khai mô hình kiosk tại các điểm bán thuộc WCM (cụ thể là các cửa hàng tiện ích WinCommerce). Mô hình này bao gồm chính sách chia sẻ một phần doanh thu của Phúc Long cho Masan.

Masan dự kiến năm nay mở 2.000 cửa hàng mini-mall với quy mô, hình thức khác nhau dựa trên phân tích đặc trưng từng khu vực. Phúc Long sẽ đóng góp khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng doanh thu nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng, ki-ốt trong chuỗi WinMart+ và đa dạng danh mục phẩm.

Ngoài Phúc Long, năm ngoái Masan cũng mua kiểm soát CTCP Mobicast – startup trong lĩnh vực mạng di động ảo đang chìm trong thua lỗ. Masan đã triển khai thí điểm các gói dữ liệu viễn thông mang thương hiệu Reddi tại một số điểm bán thuộc WCM và dự kiến mở rộng toàn quốc trong năm 2022.

Tin liên quan

Sức mua suy giảm, PNJ lãi hơn 550 tỷ đồng sau 2 tháng

Trong bối cảnh thị trường trầm lắng dẫn đến sức mua chung suy giảm, lợi nhuận sau thuế PNJ đạt 556 tỷ đồng sau 2 tháng, tăng 6,4% so với mức kỷ lục năm 2022. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh lũy […]

Bình Định: Liên danh Hùng Phát – Thuỷ Dương trúng gói thầu gần 25 tỷ

Gói thầu này chỉ có 1 đơn vị tham gia là liên danh Công ty TNHH Xây dựng Thuỷ Dương – Công ty TNHH Hùng Phát và trúng thầu với mức giảm giá rất thấp. Ngày 18/3, ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn […]

Tasco đặt tham vọng đem về 22.500 tỷ đồng doanh thu

Cơ sở để Tasco hướng tới mục tiêu tham vọng doanh thu cao gấp 21 lần, lãi gấp 4 lần là việc hợp nhất mảng phân phối ô tô với SVC Holdings. Công ty Cổ phần Tasco (HNX: HUT) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua các nội dung trình […]

Becamex IJC muốn huy động gần 1.600 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu

Năm 2023, Becamex IJC lên kế hoạch cả doanh thu và lợi nhuận đi lùi. Bên cạnh đó, công ty cũng muốn huy động 1.260 tỷ đồng từ cổ đông, một phần để thanh toán nợ. CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, HoSE: IJC) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng […]

Sức mua yếu,Thế giới Di động hy sinh lợi nhuận để giữ chân khách hàng

Thế giới Di động sẽ chủ động đưa ra nhiều lựa chọn mua sắm linh hoạt, tăng cường giảm giá khuyến mãi để thu hút khách hàng mà không màng lợi nhuận trong năm 2023. Mới đây, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) công bố nội dung các tờ trình tại […]

Tiếp nối đà tăng trưởng, FPT đặt mục tiêu lãi hơn 9.000 tỷ đồng

Năm 2023, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 18% cho cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế, lần lượt tương đương 53.000 tỷ đồng và 9.000 tỷ đồng. Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua các nội dung trình Đại hội […]