Hồ Sơ Doanh Nghiệp

FECON: Nợ phải trả tăng mạnh, bị phạt vi phạm thuế hơn 1 tỷ đồng

04:01 19/02/2022

CTCP Fecon bị Cục thuế thành phố Hà Nội “sờ gáy” ngay những ngày đầu năm mới, truy thu thuế và tiền phạt vi phạm hành chính lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần FECON (MCK: FCN) đã công bố BCTC quý 4/2021 và luỹ kế cả năm 2021 với nhiều số liệu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty đang kém sáng.

Theo đó, FECON ghi nhận doanh thu thuần trong quý 4/2021 đạt 1.275 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu từ đó giúp cho lãi gộp của doanh nghiệp đạt gần 185 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, các chi phí của doanh nghiệp đồng loạt tăng cao. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 80% lên gần 48 tỷ đồng; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 10%, lần lượt ghi nhận là 6 tỷ đồng và 63,6 tỷ đồng.

Sau khi trừ khấu trừ đi tất cả các chi phí, FECON đạt gần 44 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Phía công ty đưa ra lý giải do tình hình Covid–19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ chào thầu và tiến độ triển khai các dự án của công ty, từ đó dẫn đến sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của công ty đều ghi nhận giảm. 

Ngoài ra, trong năm 2021 việc chi trả cổ tức của các công ty con được thực hiện rải rác trong 4 quý khiến doanh thu tài chính quý 4 giảm so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, do tiến độ thu tiền một số dự án bị chậm do ảnh hưởng của dịch Covid–19 ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng.

Đồng thời, dự án Metroline 3 Hà Nội vẫn bị dừng thi công do chưa giải quyết xong vấn đề giải phóng mặt bằng khiến tăng thời gian vay vốn.

Lũy kế cả năm 2021, FECON ghi nhận doanh thu đạt 3.484 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Các khoản chi phí tăng mạnh đã kéo lợi nhuận sau thuế đi xuống chỉ đạt 114,8 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của FECON.

Năm 2021, FECON đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu là 3.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 175 tỷ đồng. Như vậy, sau 12 tháng kinh doanh thì FECON đã không hoàn thành kế hoạch doanh thu cũng như chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Tính tới ngày 31/12/2021, tổng tài sản của FCN tăng 12% so với đầu năm lên 7.598 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là tài sản ngắn hạn với 5.142 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng mạnh 66% so với hồi đầu năm lên mức 1.710 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp tính đến cuối quý 4/2021 ghi nhận tới 4.594 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm và chiếm 60% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng 7%, ghi nhận 1.311 tỷ đồng và nợ vay dài hạn tăng mạnh lên hơn 1.160 tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ghi nhận tăng 20% lên mức 3.003 tỷ đồng.

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với FECON. Cụ thể, về thuế GTGT, công ty đã hạch toán thuế GTGT được khấu trừ các hóa đơn của các dự án không có doanh thu. Về thuế TNDN, Công ty hạch toán chi phí không phù hợp với doanh thu trong kỳ.

Hồ sơ doanh nghiệp - FECON: Nợ phải trả tăng mạnh, bị phạt vi phạm thuế hơn 1 tỷ đồng

Tổng số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp FECON phải nộp là hơn 1 tỷ đồng.

Với hành vi vi phạm trên, công ty Fecon bị phạt 20% trên số tiền thuế tăng thêm qua kiểm tra do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 146,5 triệu đồng. 

Bên cạnh đó, Cục Thuế thành phố Hà Nội còn tiến hành truy thu số tiền thuế GTGT, thuế TNDN còn thiếu của doanh nghiệp này vào ngân sách nhà nước là hơn 732 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế GTGT, thuế TNDN là gần 180 triệu đồng.

Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày 20/12/2021, chi nhánh Công ty có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày 20/12/2021 đến thời điểm thực nộp số tiền thuế và tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Theo đó, tổng số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp FECON phải nộp là hơn 1 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu FCN đang giao dịch trong vùng giá 23.300 đồng/cổ phiếu (phiên chiều ngày 14/2).

Tin liên quan

Sức mua suy giảm, PNJ lãi hơn 550 tỷ đồng sau 2 tháng

Trong bối cảnh thị trường trầm lắng dẫn đến sức mua chung suy giảm, lợi nhuận sau thuế PNJ đạt 556 tỷ đồng sau 2 tháng, tăng 6,4% so với mức kỷ lục năm 2022. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh lũy […]

Bình Định: Liên danh Hùng Phát – Thuỷ Dương trúng gói thầu gần 25 tỷ

Gói thầu này chỉ có 1 đơn vị tham gia là liên danh Công ty TNHH Xây dựng Thuỷ Dương – Công ty TNHH Hùng Phát và trúng thầu với mức giảm giá rất thấp. Ngày 18/3, ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn […]

Tasco đặt tham vọng đem về 22.500 tỷ đồng doanh thu

Cơ sở để Tasco hướng tới mục tiêu tham vọng doanh thu cao gấp 21 lần, lãi gấp 4 lần là việc hợp nhất mảng phân phối ô tô với SVC Holdings. Công ty Cổ phần Tasco (HNX: HUT) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua các nội dung trình […]

Becamex IJC muốn huy động gần 1.600 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu

Năm 2023, Becamex IJC lên kế hoạch cả doanh thu và lợi nhuận đi lùi. Bên cạnh đó, công ty cũng muốn huy động 1.260 tỷ đồng từ cổ đông, một phần để thanh toán nợ. CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, HoSE: IJC) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng […]

Sức mua yếu,Thế giới Di động hy sinh lợi nhuận để giữ chân khách hàng

Thế giới Di động sẽ chủ động đưa ra nhiều lựa chọn mua sắm linh hoạt, tăng cường giảm giá khuyến mãi để thu hút khách hàng mà không màng lợi nhuận trong năm 2023. Mới đây, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) công bố nội dung các tờ trình tại […]

Tiếp nối đà tăng trưởng, FPT đặt mục tiêu lãi hơn 9.000 tỷ đồng

Năm 2023, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 18% cho cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế, lần lượt tương đương 53.000 tỷ đồng và 9.000 tỷ đồng. Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị thông qua các nội dung trình Đại hội […]