Giáo Dục

Chủ động thay đổi phương án học tập thời dịch bệnh

05:18 19/02/2022

Trước việc có các ca nhiễm trong trường học, các địa phương và nhà trường nên có những kế hoạch học tập linh hoạt, hiệu quả.

Kết thúc hơn một tuần học trực tiếp của học sinh lớp 7 đến lớp 12, đối với các em cùng với niềm vui được gặp bạn bè thầy cô, an tâm khi đây là thời điểm phù hợp để ôn lại kiến thức chuẩn bị kỳ thi sắp tới. Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo lắng về vấn đề dịch bệnh.

Việc đối mặt với các nguy cơ là điều không thể tránh khỏi, yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn trường học là tinh thần, thái độ, sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình, học sinh khi ứng phó với dịch bệnh.

Linh hoạt các phương án học tập

Trao đổi với Người Đưa tin về vấn đề này, cô Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho biết: “Việc có những trường hợp F0, F1 trong nhà trường là điều không thể tránh khỏi, chính vì vậy để đảm bảo cho việc học tập của các em. Mỗi khối lớp chúng tôi đều có 1 lớp học trực tuyến cho nhóm các em học sinh không thể đến trường.

Nhà trường xây dựng chương trình học, tiến độ của các lớp online giống với các lớp trực tiếp, nên khi các em được đến trường thì vẫn có thể theo đúng tiến độ với các bạn”.

Giáo dục - Chủ động thay đổi phương án học tập thời dịch bệnh

Học sinh thuộc diện cách ly sẽ vẫn được học trực tuyến tại nhà

Theo đó, lớp học trực tuyến được tổ chức ngay từ khi học sinh đi học trở lại, sắp xếp thời khóa biểu, phân công giáo viên phụ trách các môn, không phải đến khi có trường hợp học sinh bị cách ly mới thực hiện. Điều này tạo sự chủ động và an tâm cho học sinh và phụ huynh.

“Nếu trong trường hợp nhà trường có số lượng F0, F1 lớn trong một lớp, toàn bộ lớp đó sẽ chuyển sang học trực tuyến”, cô Quỳnh thông tin.

Về vấn để đảm bảo tâm lý, cô Quỳnh đánh giá: “Điều này rất cần sự đồng hành chia sẻ của các thầy cô giáo, gia đình, nhà trường.

Ngay bản thân học sinh cũng phải hiểu rõ, chúng ta đang đi học trong trạng thái bình thường mới, thích ứng với bệnh dịch. Ngoài ra, chúng tôi cũng có phòng tư vấn tâm lý cho các em, để hỗ trợ, đồng hành giải quyết các vướng mắc của học sinh”.

Giáo dục - Chủ động thay đổi phương án học tập thời dịch bệnh (Hình 2).

Các trường đều đảm bảo công tác y tế cho các em

Lãnh đạo trường THPT Việt Đức bày tỏ rằng công tác tuyên truyền để các em hiểu rõ về dịch bệnh là rất quan trọng, thông qua các buổi trao đổi, phần nào học sinh có những nhận thức đúng đắn hơn.

Đối với các học sinh phải cách ly đã chủ động thông báo cho nhà trường, từ đây thầy cô có thể nắm rõ lịch trình tiếp xúc của các em để có phương án xử lý thích hợp.

Đánh giá thêm sau gần một tuần đi học trở lại, cô Nguyễn Bội Quỳnh bày tỏ: “Các em đã dần quay trở lại với thói quen, nề nếp học trên lớp. Công tác kiểm tra y tế được diễn ra hằng ngày tại từng lớp học, khi có học sinh có biểu hiện, nhà trường sẽ thực hiện cách ly và test nhanh để đảm bảo an toàn cho các em khác”.

Giáo dục - Chủ động thay đổi phương án học tập thời dịch bệnh (Hình 3).

Không cần quá lo lắng nếu học sinh được tiêm vắc-xin

Không nên quá lo lắng

Trước vấn đề việc học sinh phải làm quen với việc có ca F0 trong trường học, Người Đưa tin đã có trao đổi với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1, Tp.HCM bày tỏ: “Các địa phương hiện nay không nên lo lắng quá về vấn đề có ca nhiễm trong trường học, trẻ em mắc Covid-19 đều nhẹ hơn người lớn, đặc biệt đã có những nhóm trẻ được tiêm chủng vắc-xin”

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho rằng, việc người lớn đã tiêm đủ vắc-xin cũng giúp hạn chế lây lan cho trẻ em.

“Các trường chỉ nên khoanh vùng các nhóm học sinh nhỏ nếu có ca F0 để thực hiện cách ly, không cần thiết cả trường phải nghỉ học gây ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình học tập của các em”.

Bên cạnh đó, nếu các em không đến trường vẫn có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh thông qua gia đình, người thân, các môi trường khác, vì vậy không thể mặc định chỉ đi học mới không an toàn.

Trong trạng thái bình thường mới, đối với các em học sinh, nên chuẩn bị tốt kiến thức phòng bệnh, tuân thủ 5K và tránh lo lắng khi mình thuộc nhóm có nguy cơ. Khi mỗi người có ý thức sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm.

Trẻ tiểu học và lớp 6 Hà Nội đến trường từ 21/2

Dựa trên đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho  trẻ tiểu học và lớp 6 ở 12 quận nội thành được quay trở lại trường từ ngày 21/2

Việc tổ chức học trực tiếp được thực hiện theo nguyên tắc: chỉ tổ chức dạy trực tiếp tại các địa bàn dịch cấp độ một và hai.

 

                                                                    

Tin liên quan

Kết quả thẩm định sách giáo khoa lớp 12

Hội đồng thẩm định đã có thông báo kết quả thẩm định SGK lớp 12 vòng 1, đợt 1. Sau khi nhận kết quả, các NXB tiếp tục tiếp thu góp ý để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông báo số 5275/BGDĐT-GDTrH ngày 27/9/2023 […]

Trường tiểu học Dịch Vọng B: Vẻ đẹp từ ngôi trường toả sáng

Không khí Trung thu đã về rộn ràng tại trường Tiểu học Dịch Vọng B- ngôi trường 50 tuổi với đầy ắp những kỷ niệm thân thương của tuổi học trò. Hầu như trường mầm non, tiểu học nào, dù là tư thục hay công lập đều tổ chức hoạt động đón Tết Trung thu trước ngày. […]

Quảng Bình thống nhất không thu học phí học kỳ 1, năm học 2023-2024

Nhằm chia sẻ khó khăn của người dân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tỉnh Quảng Bình thống nhất chủ trương không thu học phí học kỳ I, năm học 2023-2024. Ngày 29/9, thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có thông […]

Vụ thu quỹ phụ huynh hơn 300 triệu đồng: Sở GD&ĐT Tp.HCM ra công văn chấn chỉnh

Vụ việc lớp học 1/2 Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, Tp.HCM thu quỹ cha mẹ học sinh hơn 300 triệu đồng gây xôn xao. Trường trả lại tiền quỹ phụ huynh Thông tin trên Nhà báo & Công luận, ngày 29/9, phụ huynh lớp 1/2 trường Tiểu học Hồng Hà, phường 17, […]

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá

Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương, tổng hợp số liệu gửi về Bộ trước ngày 15/10. Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT trên cả nước về việc rà soát, báo cáo tình […]

Vì sao phòng chỉ đạo tạm dừng dạy câu lạc bộ nhưng trường vẫn “phớt lờ”?

Dù Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo tạm dừng dạy câu lạc bộ nhưng một trường tiểu học vẫn tiếp tục triển khai với lý do nhằm ổn định giờ đón con của cha mẹ học sinh. Mới đây, ông Nguyễn Hữu Thọ – Phó Trưởng phòng GD&ĐT Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, […]