Tin Khoa Học

Báo động cuộc ‘đại tuyệt chủng lần thứ 6’ vì ô nhiễm nhựa

10:36 25/02/2022

Theo số liệu thống kê trong một báo cáo gần đây của WWF, 88% các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm nhựa.

Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF công bố một báo cáo cho thấy nếu không có hành động ngay bây giờ để cắt giảm sản xuất và sử dụng nhựa trên toàn cầu thì ô nhiễm nhựa sẽ đe doạ sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, rất nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Báo cáo của WWF với chủ đề  “Tác động của ô nhiễm nhựa đại dương đối với các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái” cho thấy, 88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa. Báo cáo cũng dự đoán sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, khiến lượng rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần. Hiện mỗi năm có khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra đại dương.

Đến cuối thế kỷ này, các khu vực đại dương có diện tích gấp 2,5 lần khu vực Greenland (Đan Mạch) có thể vượt quá ngưỡng nguy hiểm về mặt sinh thái của nồng độ hạt vi nhựa, vì lượng hạt vi nhựa trong đại dương có thể tăng gấp 50 lần vào thời điểm đó. Điều này dựa trên dự đoán rằng sản lượng nhựa dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2040, dẫn đến các mảnh rác vụn nhựa trong đại dương sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050.

Nhựa là một loại polymer hữu cơ tổng hợp được làm từ dầu mỏ với các đặc tính lý tưởng phù hợp cho nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, như: Bao bì đóng gói, thiết bị gia dụng, thể thao, xe cộ, điện tử, nông nghiệp, xây dựng… Khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất hằng năm, một nửa trong số đó là các sản phẩm sử dụng một lần như túi nylon, cốc nhựa, ống hút… Tuy nhiên, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần rất khó bị phân hủy và có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm và thật đáng lo vì phần lớn rác thải nhựa đang bị cuốn trôi ra các đại dương. 

Ô nhiễm nhựa và tác động của nó đối với các loài sinh vật biển và hệ sinh thái theo nhiều cách khác nhau: Sinh vật chết vì ăn phải các mảnh nhựa, nhiễm độc hoá chất, hay bị mắc kẹt trong các loại nilong, ngư cụ đánh cá cũ thải bỏ ngay trên biển… sự sinh trưởng và phát triển của các khu rừng ngập mặn, rạn san hô cũng bị ảnh hưởng của nhựa.

Con số thống kê trong báo cáo của WWF cho thấy, nồng độ hạt vi nhựa ước tính ở một số khu vực trên thế giới hiện đã trên ngưỡng 1,21 x 105 hạt /m3. Đây là ngưỡng mà từ đó các rủi ro đáng kể đến hệ sinh thái có thể xảy ra và đã bị vượt quá ở một số điểm nóng về ô nhiễm môi trường biển như Địa Trung Hải, Biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và biển băng ở Bắc Cực. Trong kịch bản xấu nhất, việc vượt quá ngưỡng nguy hiểm của ô nhiễm hạt vi nhựa trong hệ sinh thái có thể dẫn đến những tác động tiêu cực không chỉ đến các loài mà còn đến cả hệ sinh thái, bao gồm việc suy giảm quần thể.

Bà Heike Vesper – Giám đốc Chương trình Đại dương, WWF – Đức cho biết, tất cả các bằng chứng đều cho thấy việc ô nhiễm nhựa trong đại dương là không thể phục hồi được. Khi chất thải nhựa đã vào đại dương, nó gần như không thể được thu hồi lại. Tuy nhiên, nếu các chính phủ, ngành công nghiệp và xã hội cùng hành động ngay bây giờ, chúng ta vẫn còn có thể hạn chế được cuộc khủng hoảng nhựa.

Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cũng cảnh báo nếu các quốc gia và doanh nghiệp không hành động quyết liệt nhằm giảm mạnh việc sản xuất nhựa, ước tính lượng rác thải dạng này đổ ra biển sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2040, với 23-37 triệu tấn/năm. Ngành sản xuất nhựa được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Thậm chí đến giữa thế kỷ này, rác thải nhựa có thể nhiều hơn cá trong đại dương.

Tin liên quan

Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen”

Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen” Tú Anh –  Thứ ba, 30/05/2023 15:36 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Ngày 30/5, Báo Thanh Niên và Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức phát động cuộc thi viết với chủ đề “Tiết kiệm điện thành thói […]

Khử mặn nước biển – giải pháp cho tình trạng khan hiếm nước

Khử mặn nước biển – giải pháp cho tình trạng khan hiếm nước MTĐT –  Thứ ba, 30/05/2023 10:39 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Barcelona, thành phố lớn thứ hai của Tây Ban Nha, đang sống dựa vào hệ thống cấp nước từ nhà máy khử mặn nước biển thành nước ngọt để vượt qua đợt […]

Cây Mắc khén nguồn dược liệu quý

Cây Mắc khén nguồn dược liệu quý Chu Ngân –  Thứ ba, 30/05/2023 15:20 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa) nhằm định hướng khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật này” Với mong […]

Mô hình mới sử dụng máy học giúp dự đoán dòng hải lưu chính xác hơn

Mô hình mới sử dụng máy học giúp dự đoán dòng hải lưu chính xác hơn MTĐT –  Thứ ba, 30/05/2023 10:07 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Một thuật toán máy học mới dự đoán các dòng hải lưu chính xác hơn có thể giúp ích cho các nỗ lực tìm kiếm cứu nạn cũng như […]

VinFast khắc phục lỗi phần mềm trong đợt triệu hồi lô xe điện VF 8 ở Mỹ

VinFast khắc phục lỗi phần mềm trong đợt triệu hồi lô xe điện VF 8 ở Mỹ MTĐT –  Thứ ba, 30/05/2023 09:28 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên VinFast đang khắc phục lỗi phần mềm khiến màn hình trung tâm có thể trống trơn thông tin, dẫn đến việc phải triệu hồi lô xe đầu tiên […]

Trung Quốc dự kiến thương mại hóa ô tô bay vào năm 2025

Trung Quốc dự kiến thương mại hóa ô tô bay vào năm 2025 MTĐT –  Thứ hai, 29/05/2023 14:56 (GMT+7) Theo dõi MTĐT trên Giám đốc công ty phát triển ô tô bay Aerofugia, Guo Liang, cho biết thương mại hóa hoàn toàn ô tô bay ở Trung Quốc sẽ bắt đầu từ năm 2025 hoặc […]